KẾ HOẠCH PHÒNG - CHỐNG LỤT BÃO TRƯỜNG NGUYỄN HIỀN

   SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN                 Độc lập – Tự do -  Hạnh phúc

                 Số: 12/ KH                                Duy Xuyên, ngày 18 tháng 9 năm 2013

KẾ HOẠCH

V/V PHÒNG CHỐNG LỤT - BÃO

NĂM HỌC 2013 - 2014

I/ Mục đích – yêu cầu:

- Hàng năm đến những tháng cuối năm âm lịch, nước ta thường đối mặt với nhiều cơn bão - lũ, đã gây nên nhiều thiệt hại về nngười và tài sản. Sự thiệt hại đó càng lớn hơn nếu con người không có biện pháp phòng tránh hậu quả.

- Do đó, để hạn chế sự thiệt hại, kịp thời khắc phục hậu quả bão lũ gây ra đối với trường, cần có phương án phòng chống bão – lũ của đơn vị.

- Phòng chống bão – lũ và kịp thời khắc phục hậu quả của bão lũ là trách nhiệm của toàn đơn vị, của mỗi CB-GV-CNV và học sinh trong nhà trường.

II/ Ban phòng chống lụt – bão trường Nguyễn Hiền:

          1/ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Tám, Hiệu trưởng - Trưởng ban

          2/ Thầy giáo Hà Văn Ngọc, PHT – Phó ban phụ trách về công tác tổ chức.

          3/ Thầy giáo Trương Nguyên, PHT – Phó ban phụ trách về nhân sự.

          4/ Thầy giáo Lê Phước Dũng, BT Đoàn – Phó ban phụ trách công tác học sinh

          5/ Thầy giáo Võ Văn Phước, Tổ trưởng Sử - Địa – Sinh: Ủy viên

          6/ Thầy giáo Nguyễn Kim Chương – Tổ trưởng Văn: Ủy viên

          7/ Thầy giáo Bùi Xuân Năm, Tổ trưởng Hóa – Lý: Ủy viên

          8/ Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Tổ Anh-Thể dục: Ủy viên

          9/ Cô Nguyễn Thị Lượng, NV: Ủy viên hậu cần

          10/ Anh Nguyễn Minh Tâm, NV: Ủy viên thường trực.

          11/ Các thầy cô giáo, CB-CNV còn lại là thành viên không thường trực.

III/ Ban ứng phó nhanh:

          1/ Anh Nguyễn Minh Tâm – TB

          2/ Thầy giáo Phạm Văn Tài – Phó ban.

          3/ Cô Nguyễn Thị Duy Hiếu - Ủy viên

          4/ Thầy giáo Lê Ngọc Danh - Ủy viên

          5/ Cô Nguyễn Thị Lượng - Ủy viên.

          6/ Cô Võ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên.

          7/ Thầy giáo Võ Văn Phước - Ủy viên.

IV/ Kế hoạch phòng chống lụt – bão:

          1/ Kế hoạch phòng:

- Sau tiết học cuối trong mỗi buổi học vào tiết trời có mưa bão, cần lưu ý nhắc nhở các lớp đóng chốt tất cả hệ thống cửa kính các phòng học. Những phòng nào trống, nhiệm vụ của anh Tâm tiếp tục kiểm tra để hoàn tất công việc.

- Các loại tài sản đang được cất giữ trong các phòng kho cần thiết phải di chuyển sớm lên tầng trên để tránh hư hỏng khi lụt đến (Tâm, Quang, Minh, Hương)

- Trường đã hợp đồng người rong một số nhánh cây không cần thiết để hạn chế sự ngã đổ những cây lớn; chèn chống tôn trên mái phòng Hội đồng, phòng truyền thống.

2/ Các biện pháp đối phó trước dự báo:

-         Về phòng học:

+ Bàn ghế trong phòng học dưới dãy trệt, cho học sinh kê chống lên để tránh đổ ngã khi nước lụt vào. Làm được như vậy sẽ hạn chế được hư hỏng, hạn chế thấm bùn non lên mặt bàn, mặt ghế

+ Phòng học lớp nào lớp đó chịu trách nhiệm. Yêu cầu học sinh đóng cửa sổ,của lớn phòng học và cài chốt cho thật chắc trước khi học sinh ra về. Những phòng học dùng chung, Tổ HCQT sẽ điều động kịp thời học sinh đến xử lý.

          - Về phòng làm việc:

+ Hồ sơ, sổ sách và các vật dụng cá nhân ở các phòng HT, HP, VP, Kế toán, Phòng Truyền thống tự mỗi cá nhân phụ trách phòng đó xử lý. Riêng phòng Hội đồng, mỗi giáo viên sử dụng tủ cá nhân cần chú ý thu dọn để tránh thiệt hại đồ dùng cá nhân.

-  Các trường hợp đặc biệt khác:

 Khi có thông tin lụt hoặc bão xảy ra trong trường hợp đột ngột, không kịp ứng phó thì đội Phản ứng nhanh có mặt kịp thời để di chuyển các loại tài sản cần phải được di dời như: hệ thống âm thanh, loa thùng, các bộ ghế salông gỗ ở phòng Hội đồng và phòng HT, PHT.

          3/ Phương án khắc phục bão – lũ.

- Sau khi bão hoặc lũ có dấu hiệu chấm dứt, tất cả thầy cô giáo, CB-CNV có mặt tại trường để cùng tham gia giải quyết hậu quả, cải tạo lại môi trường để phục vụ kịp thời cho việc tổ chức dạy – học trở lại.

- Riêng đối với các phòng học ở tầng trệt, mỗi lớp GVCN cần lập danh sách học sinh có địa bàn cư trú ở gần trường tham gia vào Ban phòng chống lụt bão của lớp để sau khi lụt, bão vừa chấm dứt, các em có mặt để làm vệ sinh phòng học (Chú ý phân công dụng cụ đầy đủ: Chổi, xô, khăn lau). Mỗi lớp ít nhất có từ 5 học sinh trong Ban. GVCN nắm rõ số điện thoại của học sinh để kịp thời điều động.

Trên đây là kế hoạch phòng chống lụt – bão năm học 2013-2014, đề nghị Hội đồng giáo dục tiếp tục thảo luận, hiến kế phương án xử lý để hạn chế được mức thấp nhất những thiệt hại do bão – lũ gây ra, kịp thời khắc phục được hậu quả.

                                                                                                                                                               HIỆU TRƯỞNG