Ký sự về chuyến tham quan Campuchia và miền Tây
"Một vùng đất của sự tương phản : giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước này...". Có lẽ lời nhận xét ấy là lí do thôi thúc các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Hiền quyết định đến với nước bạn Campuchia trong mùa hè năm nay.
Sau bao nhiêu năm háo hức đợi chờ, ngày khởi hành đã đến – ngày 4 tháng 7 năm 2013. 8h30 phút máy bay bắt đầu cất cánh. Từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chỉ mất một giờ bay. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Trần Quốc Dũng - hướng dẫn viên công ty du lịch Saco - chúng tôi đến nhà nghỉ Hoa Mai trên đường Lê Hồng Phong, Phường 12 – Quân 10. Vừa nhập đất thành phố, các thành viên trong đoàn tranh thủ đi thăm bà con, bạn bè. Nhiều học trò đủ mọi thế hệ đang làm ăn, định cư ở Sài Gòn khi hay tin thầy cô mình vào cũng kịp thời tìm đến thăm hỏi, mời chào nhằm thể hiện tấm chân tình. Hành trình đi Campuchia của đoàn bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày hôm sau. Đến gần cửa khẩu Mộc Bài Bavel, không khí rộ hẳn lên trên xe qua việc đổi tiền, từ tiền đồng Việt Nam sang đồng tiền Ria CPC (1 nghìn Ria = 5.700 đồng Việt Nam) nhằm để có dùng khi sang nước bạn. Cả đoàn tạm dừng dùng cơm trưa tại tỉnh Kom Pong Cham với khẩu vị gần giống người miền Tây của mình. Trên đường đến Siem Reap, đoạn đường dài hơn 600 km, đoàn đã dừng chân ghé thăm điểm tham quan đầu tiên là Núi Cậu và Núi Cô - nơi lí giải về tục cưới xin của người dân Campuchia. Tại đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng thắng cảnh về chùa chiền với nhiều pho tượng mô tả lại cuộc hành trình từ lúc Thái tử Tất Đạt Đa xuống tóc xuất gia đến khi Ngài nhập Niết Bàn, cả đoàn còn được tận mắt nhìn thấy những chứng tích tội ác thời diệt chủng Pôn pốt – Iêng xa ri còn giữ lại.
Mặc dù hối hả để cho kịp cuộc hành trình, nhưng được bác Tài và các hướng dẫn viên hào phóng, chúng tôi còn được ghé vào điểm tham quan thứ hai trên hành trình đi đến Siem Reap đó là cây Cầu Rồng được lắp ghép thủ công từ những tảng đá ong lớn, được xây hơn một nghìn năm trước. Không vữa, không xi măng, không cốt thép nhưng chiếc cầu nay vẫn tường tồn, vẫn giữ vai trò là huyết mạch giao thông quan trọng của cả vùng, và dường như đang tiếp tục thách thức thời gian. Tại đây, mọi người bắt đầu được nếm thử nước thốt nốt, đường thốt nốt từ các dịch vụ ở hai bên đầu cầu. Khi đoàn đến Siem Reap, nắng cũng đã tắt, ngoài trời lất phất những hạt mưa. Ăn tiệc Buffet thay cho bữa tối đầu tiên ở Siem Reap. Nhận phòng xong ở khách sạn, ai nấy dường như cũng đã mệt nhoài sau một ngày hành trình dài hơn 600 km. Lẽ ra phải nghỉ, nhưng sự háo hức khám phá thành phố cùng với chợ đêm đã không cầm chân được nhiều thành viên trong đoàn. Lần đầu tiên đi xe tuk tuk (loại xe chở khách du lịch đi lại trong thành phố được dùng phổ biến ở CPC) và trả bằng tiền Ria (đồng tiền của CPC), ai nấy trong đoàn cũng có chung cảm giác mình là “khách tham quan quốc tế” đang được người bản địa “chăm sóc” đặc biệt. Ngoài cô Hiền, thầy Tiếng, các cô trong đoàn như cô Xuyến, cô Thanh, cô Điểm v.v cũng trổ tài dùng vốn tiền tiếng Anh lâu nay chưa được thực nghiệm, giờ đem ra giao tiếp, ngã giá khi mua hàng cũng khá sành điệu.
Bước sang sáng ngày 6, sau ăn sáng buffet ngay tại khách sạn, cả đoàn bắt đầu đi thăm đền Angkor Wat và Angkor Thom – quần thể kiến trúc vĩ đại nhất ở Campuchia được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Chiêm ngưỡng toàn cảnh quần thể di tích Angkor thật xứng là một trong bảy kì quan nổi tiếng của thế giới. Nếu như ở Ấn Độ, đền Taj Mahal là món quà tình yêu vĩ đại mà hoàng đế Shah Jahan gửi tặng hoàng hậu quá cố Mumtaz Mahal thì tại Campuchia, quần thể Angkor tựa một chứng tích hùng hồn về tình yêu bất diệt của cả dân tộc Khmer dành cho thần linh. Di sản lớn nhất của đế quốc Khmer chính là kinh đô Angkor, lịch sử Angkor cũng đồng thời là lịch sử của cựu đế quốc lớn mạnh nhất nhì khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Được ví như sức mạnh và sự thịnh vượng của đế quốc Khmer, song, không một mảnh đất nào thuộc Angkor thiếu vắng đi hơi thở của tôn giáo.
“Đế thiên” Angkor Wat - nơi thờ thần Vishnu có thiết kế theo kiến trúc Khmer với bao lơn tạc hình rắn Naga bảy đầu, năm ngọn tháp chính tượng trưng cho rặng núi thiêng Meru, khắp mặt tường đầy những bức phù điêu được chạm trổ hết sức sống động: Tiên nữ Apsara ngực trần nhảy múa, trận chiến Sita trong sử thi Ramayana, hay nhiều truyện xưa tích cũ phát xuất từ Hindu giáo... Bao quanh Angkor Wat là hồ chứa nước xanh thẳm, như thể nó nằm yên ở đó, quanh năm suốt tháng chỉ gánh mỗi việc làm gương để đền đài soi mình.
“Đế thích” Angkor Thom lại mang dấu ấn Phật giáo Đại thừa, nổi bật với hình mẫu thần Bayon – Vị thần của đất nước Campuchia. Tại đây, các thành viên trong đoàn tha hồ khám phá và không quên chụp nhiều kiểu ảnh để lưu niệm dưới chân dung tượng các vị thần.
Ngoài thăm quan đền Angko Thom và Angko Wat, cả đoàn con được tham quan thêm đền Taprohm. Nằm giữa khoảng cách hai đền Angko Thom và đền Anhko Wat không xa, độ chừng vài cây số. Đền Taprohm, nằm trong khu rừng già với những bộ rễ to bao phủ, nơi ghi dấu của Mẫu Hậu, vị vua thứ VII. Được tham quan nơi đây, ai cũng sững sờ chứng kiến những cây cổ thụ cao to với những bộ rễ độc đáo đã có độ tuổi ước chừng hơn cả đời người. Đền Taprohm, đã từng được Hollywood chọn làm cảnh chính để xây dựng cho bộ phim nổi tiếng Tomb Raider "Bí mật ngôi mộ cổ". Chính sự hấp dẫn đầy bí ẩn lịch sử của đền Taprohm, mà ai trong đoàn cũng tranh thủ để có được một pô hình về làm kỷ niệm bên các gốc cây già và trước miệng hang "khu mộ cổ".
Trưa hôm ấy, lời đề nghị của đoàn đã được hướng dẫn viên chấp thuận, thay vì ăn buffet đoàn đã được dùng cơm phần. Có lẽ mọi người đã cảm thấy dễ chịu hơn với những món ẩm thực và cách ăn uống dân dã gần giống cách ăn của người Việt. Dạ dày đỡ cồn cào khi buổi chiều vẫn còn một điểm đến cuối cùng khi ở Siem Reap – đó là Biển Hồ.
Chiều ngày 6, đoàn đi thăm quan Biển Hồ. Biển Hồ cách trung tâm Siem Reap khoảng 30 phút đường ô tô. Nếu đến Angkor Wat ta có cải cảm giác lâng lâng hạnh phúc khi được đặt bước chân lên thiên đường (tầng trên cao nhất của đền Angkor Wat) thì khi đến Biển Hồ, mỗi người đều mang nặng một nỗi ưu tư. Thương cho cảnh sống long đong, lận đận, sinh - tử gắn liền trên sông nước của kiều bào mình vì phải sống kiếp “tha phương cầu thực”. Phần lớn sinh sống tại đây là bà con người Việt. Họ sống trên những căn nhà bè có tính chất tạm bợ, dùng các thùng phuy ken chặt làm “móng” để cho nhà nổi trên mặt nước.
Sống theo lối quần cư, cùng nhau gồng mình chống lại mưa bão, hoặc đẩy nhà bè ra xa bờ khi mùa nước cạn, vì thế cuộc sống của họ cũng vô cùng khó khăn. Hình ảnh những nhà bè, ghe thuyền nơi đây dễ liên tưởng tới vùng nước nổi miền Tây Việt Nam, nhưng người dân lại sống vất vả và khắc khổ hơn do cuộc sống lênh đênh tạm bợ phụ thuộc vào con nước. Nhiều gia đình chọn con đường “ăn xin” khách du lịch để mong được qua bữa. Đoàn đã thăm và tặng quà cho các em nhỏ tại lớp học trên các xà lan. Chia sẽ với các thầy giáo là tình nguyện viên từ Việt Nam sang đứng lớp, thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Tám, thay mặt đoàn đã phát biểu chúc các thầy cô giáo và các em học sinh ở đây vượt qua được những khó khăn thách thức để luôn nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp ở phía trước.
Tạm biệt những đền đài, chúng tôi đến thủ đô Phnômpênh cảm nhận vẻ sầm uất của chợ thủ đô và tận mắt chứng kiến cái xa hoa của Naga Casino mang tầm quốc tế (nơi được mệnh danh là tiểu Lasvegas). Ở trung tâm thủ đô, được chứng kiến sự giàu sang của Hoàng cung nguy nga, tráng lệ, được lội chợ Lucky Market để mặt sức mua sắm và để rồi được thưởng thức món lẫu băng chuyền tại nhà hàng buffet lớn nhất Phnômpênh với nhiều món ăn mới lạ, đắm chìm trong vũ điệu Apsara, cả đoàn ai cũng ngỡ như mình đang ở thiên đường hạnh phúc.
Sau 4 ngày 3 đêm thăm nước bạn, đoàn trở về lại Thành phố Hồ Chí Minh. Rời khỏi cửa khẩu Mộc Bài với nhiều cảm xúc khó tả : ngưỡng mộ những vị vua đã dựng xây công trình kiến trúc Angkor vĩ đại, xót xa trước những người Việt xa xứ nơi Biển Hồ, ngạc nhiên và thầm trách khi chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống giàu sang nơi thủ đô và cuộc sống nghèo khổ của người dân vùng tỉnh lẻ...
18h30 ngày 8/7, cả đoàn đã trở về lại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một đêm ngủ lấy sức, sáng ngày 9, cả đoàn tiếp tục ngao du với hành trình về miền Tây – vùng đất Mỹ Tho (Tiền Giang) và Bến Tre. Từ đất Quảng - vùng đất "chưa mưa đã thấm" - đến với miền sông nước mênh mông. Thật thú vị khi lần đầu tiên được đi thuyền máy, được chèo đò trên rạch nhỏ, được thưởng thức trái cây nhà vườn và nghe những cô gái miền Tây "má hây hây" hát đờn ca tài tử.
22h30 phút cùng ngày, tạm biệt Thành phố Hồ Chí Minh, cả đoàn đặt chân lên máy bay, kết thúc cuộc hành trình, về với đất Mẹ Quảng Nam.
Chuyến đi ngắn nhưng đã để lại trong lòng mỗi thầy cô giáo và người thân nhiều ấn tượng khó quên. Trở về với đất Quảng, trở về với phấn trắng bảng đen, luôn mang trong mình hình ảnh những con người, những miền đất đã qua. Hi vọng một ngày nào đó trở lại những miền đất này, chúng tôi sẽ nhận thấy nhiều sự đổi thay tích cực hơn...
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYẾN THAM QUAN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC
Ở CAM PU CHIA VÀ MIỀN TÂY NAM BỘ.
Cả đoàn đang khởi hành ra sân bay Đà nẵng
Có mặt tại sân bay Đà Nẵng lúc 6h30
Trước cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Đang làm thủ tục vào phòng đợi
Trong phòng đợi cảng hàng không quóc tế Đà Nẵng
Chiếc máy bay Viet Jet mang số hiệu 8630 sẽ chở đoàn vào thành phố Hồ Chí Minh
Mọi người đang tìm vị trí trên khoang hành khách của máy bay
Thầy Nguyễn Văn Tiếng đang chào " xả giao" tiếp viên hàng không
Máy bay hạ cánh, đặt chân đến thành phố lúc 9h15 phút
Cả đoàn dừng chân dùng điểm tâm ở Tây Ninh
Nhà hàng bánh canh Năm Dung II nổi tiếng ở Tây Ninh
Các thầy chụp hình lưu niệm tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài
Kiểm tra hộ chiếu trước khi làm thủ tục xuất cảnh
Đã làm xong thủ tục nhập cảnh
Hướng dẫn viên du lịch người Campuchia
Một trạm dừng chân trên đường đến Siem Reap
Cả đoàn dùng trưa tại một nhà hàng trên đường đến Siem Reap
Thăm di tích Núi Cậu, Núi Cô
Các pho tượng đức Phật đang thuyết pháp trước các môn đệ.
Phật viên tịch (nhập Niết Bàn)
Tòa tháp ghi lại chứng tích thời Pôn Pốt dùng để thiêu sống nhiều người dân Campuchia vô tội
Bên trong tòa tháp vẫn còn lưu giữ các đầu lâu của nhiều người Campuchia bị thiêu sống thời Pôn Pốt
Tranh thủ thưởng thức nước giải khát và đường được làm từ cây Thốt Nốt.
Chụp ảnh lưu niệm bên Cây Rồng có độ tuổi hơn 1000 năm
Dùng tiệc Buffet tối tại một nhà hàng trong buổi chiều đầu tiên đặt chân đến Siem Reap
Mọi người tha hồ chọn món ăn
Mọi người ai cũng thấy ngon miệng với nhiều món ăn lạ và hấp dẫn
Đang làm thủ tục nhận phòng ở trong khách sạn 4 sao tại Siem Reap
Cùng thưởng thức thương hiệu của Campuchia - Bia Angkor
Tranh thủ chụp hình lưu niệm phía trước khuôn viên khách sạn
Ảnh này là Tớ "chụp lén" khi hai cô làm duyên để thầy Đặng Công Đức làm fonhay
Chụp hình làm thủ tục trước khi đi thăm quần thể kiến trúc Ăngkor
Cả đoàn nghe Hướng dẫn viên giới thiệu về đền Ăngkor Thom trước khi vào tham quan khu đền
Chuẩn bị bước lên tham quan Đền Ăngkor Thom
Vợ chồng thầy giáo Nguyễn Ngọc Tám, chụp ảnh lưu niệm bên tượng Đế Thích - Vị thần của người Campuchia
Vợ chồng thầy giáo Trương Nguyên chụp ảnh lưu niệm bên tượng Đế Thích
Cửa ra của Đến Angko Thom
Cô Trần Thị Ánh chụp hình lưu niệm bên gốc cây cổ thụ trong Đền Taprohm
Đền Taprohm
Ông Phạm Văn Lang - Trưởng ban đại diện hội Cha mẹ học sinh tham gia du lịch với đoàn
Tranh thủ chụp ảnh lưu niệm bên các gốc cây cổ thụ trong Đền Taprohm
Bên "Bí mật ngôi mộ cổ" được Hollywood chọn xây dựng bộ phim Tomb Raider
Cửa đi vào Đền Taprohm
Cả đoàn chụp ảnh lưu niệm trước mặt Đền Angkor Wat
Các bức phù điêu ghi lại những truyền thuyết được tạc trên các bức tường ở trong Đền Angkor Wat
Cô giáo Kim Anh chụp ảnh lưu niệm với hướng dân viên du lịch Cty Saco, trong Đền Angkor Wat
Du khách đang lên tham quan tầng Thiên đường trong Đền Angkor Wat
Đền Angkor Wat suốt ngày tắm mình trên các hồ rộng bao quanh
Làm thủ tục tham quan điểm du lịch Biển Hồ
Lên thuyền để đến điểm tham quan du lịch Biển Hồ
Thuyền đang di chuyển trên con Sông đào - đường dẫn ra Biển Hồ
"Nhà cửa" xiêu vẹo chống chọi với nắng mưa của đa số kiều bào người Việt trên Sông đào ra Biển Hồ
Cả nhà làm "kiếp ăn xin" theo chân các đoàn khách du lịch
Các cháu học sinh đánh trống chào mừng du khách đến thăm lớp học
Thầy Hiệu trưởng lớp học phát biểu chào mừng khách tham quan
Thầy giáo Nguyễn ngọc Tám - Hiệu trưởng phát biểu cảm tưởng và tặng quà cho các cháu học sinh
Cả đoàn tạm biệt Siem Reap để tiếp tục cuộc hành trình về PhnomPenh
Chợ côn trùng tại một điểm dừng chân trên đường về PhnomPenh
Dừng chân dùng trưa tại một nhà hàng ở Phnômpênh
làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn 3 sao cộng, tại trung tâm Thủ đô PhnomPenh
Tham quan chợ trung tâm tại Thủ đô
Một góc đường trên phố PhnomPenh
Xe Tuk Tuk - chuyên dụng chở khách đi lại trong nội thành
Vào tham quan Casino tại trung tâm thủ đô
Phía bên trong Casino - nơi dành cho khách tham quan
Các đảng phái đang đua nhau vận động tranh cử trên đường phố PhnomPenh
Đường phố PnomPenh tràn ngập nước sau một cơn mưa đầu hôm.
Dùng điểm tâm Buffet tại khách sạn
Đang trên đường đến tham quan khu Hoàng cung
Phía bên trong Hoàng cung
Quảng trường hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại trung tâm thủ đô
Vào dùng trưa tại nhà hàng Buffet băng chuyền lẫu nổi tiếng ở PhnomPenh
Các món ăn đang di chuyển tự động trên băng chuyền phía bên trong nhà hàng Buffet
Chụp ảnh lưu niệm trong không khí ẩm thực đa sắc màu
Xe đang qua phà trên hành trình về lại cửa khẩu Mộc Bài
Cửa khẩu Mộc Bài, phía bên Campuchia nhìn qua
Về lại khách sạn Hoa Mai trên đường Lê Hồng phong - Phường 12, Quận 10 (tối ngày 8/7)
Ăn sáng tại Mỹ Tho vào sáng ngày 9/7, trên hành trình tiếp tục tham quan miền Tây
Tham quan trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang
Tham quan một điểm nuôi trăn trong trại rắn Đồng Tâm
Lên thuyền tiếp tục tham quan các điểm du lịch sinh thái ở Tiền Giang và Bến Tre
Cô hướng dẫn viên du lịch đang thuyết minh về các danh lam thắng cảnh trên vùng sông nước miền Tây
Tham quan một điểm đang sản xuất kẹo dừa tại Bến Tre
Vào tham quan một miệt vườn tại Bến Tre
Cả đoàn đang thưởng thức sản vật miền Tây và được nghe Đờn ca tài tử
Tiếp tục du ngoạn trên các kênh rạch chằng chịt
Thầy giáo Nguyễn Văn Thời đang làm "tình nguyện viên" đưa du khách tham quan
Tham quan khu du lịch sinh thái Cồn Phụng
Các cô chụp hình lưu niệm trên cây "Cầu khỉ"
Ẩm thực miền Tây
Dùng trưa liên hoan tại Cồn Phụng
Cửa vào hầm Thủ Thiêm tại thành phố Hồ Chí Minh
Một điểm tham quan cuối, kết thúc hành trình mấy ngày tham quan của Trường Nguyễn Hiền
Biên tập&ảnh: Xuân Ba – Hà Ngọc.